Cứ mỗi khi trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện một hoặc một vài đối tượng bị Nhà nước Việt Nam tuyên án do có hành vi phạm tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội thì các tổ chức bên ngoài lại vinh danh, đặt cho một cái tên đó là một “tù nhân lương tâm”. Vậy “tù nhân lương tâm” là những người như thế nào? Và những tù nhân ở Việt Nam có được coi là “tù nhân lương tâm”?
Một số "tù nhân lương tâm" được các tổ chức "vinh danh"
Theo Wikipedia thì: Tù nhân lương tâm (tiếng Anh: Prisoner of conscience) là một thuật ngữ được đặt ra bởi các nhóm đấu tranh cho nhân quyền thuộc Tổ chức Ân xá quốc tế trong đầu thập niên 1960. Thuật ngữ này có thể đề cập đến bất cứ ai bị bỏ tù vì lý do chủng tộc, chính trị, tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, xu hướng tình dục, niềm tin hay lối sống của họ, miễn là họ đã không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực. Thuật ngữ này cũng chỉ những người đã bị cầm tù hoặc bị bách hại vì biểu lộ niềm tin theo lương tâm của họ cách không bạo động. Hay nói cách khác, những người được gọi là “tù nhân lương tâm” là những người không hề có hành vi phạm tội nhưng vẫn bị kết án phạt tù.
Kì lạ thay khi mà ở Việt Nam, bất kể ai có đủ cấu thành tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia được quy định trong Bộ luật Hình sự và bị kết án tù thì đều được các tổ chức gọi với một danh hiệu khá thân mật: “tù nhân lương tâm”. Nhiều người tự hỏi rằng: sao ở Việt Nam lại lắm “tù nhân lương tâm đến thế?”
Điểm mặt qua các “tù nhân lương tâm” mà các tổ chức xưng danh như: Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Hóa, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Lê Thị Công Nhân,… Đây đều là các đối tượng đã có ít nhiều sự câu kết với các tổ chức phản động lưu vong hải ngoại tiến hành xuyên tạc, bôi nhọ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, biểu tình. Các hành vi này đều được lực lượng chức năng vạch mặt, xã hội lên án.
Mục đích mà các tổ chức trong việc tăng cường dùng thuật ngữ “tù nhân lương tâm” để cổ súy cho các đối tượng chống đối là để tâng bốc chúng, đưa chúng lên mây, từ đó cố súy cho các hành vi vi phạm pháp luật. Với danh nghĩa “tù nhân lương tâm”, các đối tượng sẽ nhận được sự “cưu mang”, “thương hại”, “ân huệ” từ bên ngoài. Điều này dẫn đến việc nhiều đối tượng chống đối điên cuồng để được ngồi tù và nhân danh hiệu “tù nhân lương tâm”, từ đó thu hút “đầu tư” từ các tổ chức chống đối, phản động bên ngoài. Đồng thời, cũng qua chiêu bài “tù nhân lương tâm”, các đối tượng chống đối tạo cơ hội, tạo cái cớ cho những thế lực ngoại bang can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép với chính quyền Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Bà Nguyễn Phương Nga phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Chúng tôi bác bỏ những phát biểu can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Cũng như ở mọi quốc gia khác, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Không có cái gọi là 'tù nhân lương tâm' ở Việt Nam”.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài ở lãnh thổ Việt Nam thì đều phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được chừng trị.
Chiêu bài “tù nhân lương tâm” thực chất là hành vi cổ súy của các tổ chức bên ngoài với các hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, chiêu bài này cần được lật tẩy và lên án, tố cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét