Khoai to:
Tác giả xin trích toàn bộ tít mà RFA có bài như sau: “Tổ chức Ân xá Quốc tế ngày 9/3 ra thông cáo báo chí yêu cầu nhà chức trách Việt Nam “phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đối với nhà bảo vệ nhân quyền Hà Văn Nam, người bị bắt và cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” vì những hoạt động ôn hòa của ông ấy.”
Theo đó, Ân xá quốc tế xem cáo buộc chống lại ông Hà Văn Nam là có động cơ chính trị, vì nó chỉ liên quan đến việc ông ấy thực hành ôn hòa quyền con người như một người làm chiến dịch chống tham nhũng và đòi công lý.
“Ông ấy là một tù nhân lương tâm và cần được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện,” thông cáo của Ân xá Quốc tế nêu rõ.
Theo tổ chức quốc tế làm việc để giải phóng các tù nhân lương tâm, vụ bắt giữ ông Hà Văn Nam là một ví dụ khác về việc gia tăng đàn áp của các cơ quan chức năng đối với tiếng nói đối lập và gửi một thông điệp đáng lo ngại đến những nhà hoạt động khắp đất nước.
“Dưới luật nhân quyền quốc tế, mọi người đều có quyền tự do và an ninh cho bản thân, không ai phải bị bắt giữ hay bỏ tù tùy tiện.
Tuy nhiên, Ân xá Quốc tế tiếp tục nhận được những báo cáo về những sự hăm dọa, sách nhiễu và theo dõi những nhà hoạt động nhân quyền cùng với các nhà hoạt động ôn hòa ở Việt Nam.
Công việc của những người theo dõi nhân quyền quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và nhà báo bị hạn chế nghiêm ngặt ở quốc gia này.
Ân xá Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam cần đảm bảo hoạt động bảo vệ nhân quyền ở quốc gia này mà không phải lo sợ bị trả thù hay hăm dọa.
Là một phần của nỗ lực này, chính phủ nên áp dụng các biện pháp để cung cấp điều tra nhanh chóng, hiệu quả và không thiên vị đối với các cáo buộc tấn công người bảo vệ nhân quyền và đảm bảo các biện pháp khắc phục hiệu quả cho những người bị tấn công và bảo vệ những người có nguy cơ bị tấn công,” thông cáo của tổ chức phi chính phủ quốc tế gửi RFA cho biết.
Nhiều tài xế bị bắt khi tham gia chống “BOT bẩn”
Ông Hà Văn Nam, năm nay 38 tuổi, là chủ một doanh nghiệp và là một tài xế dẫn đầu trong phong trào chống các “dự án BOT bẩn” trên khắp cả nước.
Ông Hà Văn Nam và những vết thương do bị đánh vì phản đối trạm thu phí BOT hồi cuối tháng 1/2019Courtesy of FB Hà Văn Nam
Hôm 5/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Võ (Bắc Ninh) đã ra thông báo về việc bắt giữ ông Hà Văn Nam để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT Phả Lại trên tuyến Quốc lộ 18 đoạn qua huyện Quế Võ.
Liên quan đến vụ này, hồi tháng 1 năm nay, 6 tài xế khác cũng bị Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố bị can để điều tra.
Ông Nam hồi cuối tháng 1/2019 khi đang phát trực tiếp đoạn video trên Facebook cá nhân về việc một vài người lạ mặt theo dõi ông (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thì bất ngờ những người không rõ danh tính lôi ông lên xe đánh đập và nói với nhau là “đưa về đồn”.
Ông Nam được thả ra sau đó với những vết bầm tím khắp người và bị gãy 2 xương sườn. Ông lập tức tố cáo với công an địa phương nhưng cho tới nay không có một cuộc điều tra được mở và không ai bị tạm giữ vì tham gia vào vụ tấn công.
Vào ngày 12/2, xe ô tô của ông Nam cũng bị tạt máu tươi cùng với cái đầu gà đặt trên xe, theo Ân xá Quốc tế thì đó là mối đe dọa chết chóc rõ ràng.
Hôm 9/2/2019, một tài xế khác tên Nguyễn Quang Tuy nhằm trong nhóm các tài xế phản đối và đòi minh bạch các dự án BOT bị bắt giữ ở trụ sở công an huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi Lộc với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.
Các đoạn video trực tiếp của ông này trên Facebook Tuy Quang trước đó cho thấy, ông cố thủ trong xe và không ra trình diện công an do lo sợ hàng chục người đeo khẩu trang liên tục soi đèn pin vào xe và hăm dọa ông này.
Ông cũng quay bản thân và cho biết trên người không có vết thương nào, tuy nhiên bức ảnh chụp lại ông sau khi bị bắt của báo chí thấy rõ những vết bầm trên mặt người tài xế này.”
Đọc bài của RFA nó đúng nghĩa là đài phản động, bời vì nó có thể lấy một tin rất nỗi bình thường về tình hình trật tự an toàn xã hội và gim vào đó là vấn đề có liên quan đến chính trị và dân chủ nhân quyền- Điều mà tôi chuẩn bị phân tích cho các bạn nghe.
Chắc hẳn các bạn đã nghe rất nhiều việc các BOT đang chủ trương thu phí trở lại tại các tỉnh thành trong cả nước và nó được cho là bất hợp lý về vị trí thu. Điều này giấy lên trong dư luận có những thông tin trái chiều, phản đối, không đồng tình, thậm chí còn có một số tài khoản Facebook kêu gọi, kích động trên mạng xã hội.
Đến đây, tác giả muốn nói lại về cái được gọi là dự án BOT là gì?
Theo Điều 3 Khoản 17 của Luật Đầu tư 2005 thì BOT được giải thích như sau:
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu từ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Nội dung của hợp đồng dự án bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đạt được các lợi ích đã định trước. Do sự khác biệt của chủ thể hợp đồng nên các lợi ích này rất khác nhau. Các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư vì mục đích sinh lợi, vì vậy, họ sẽ phải tính toán các yếu tố có liên quan nhằm đạt được lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế có liên quan (như quyền được thực hiện một dự án đầu tư khác có khả năng sinh lợi). Còn Nhà nước, khi ký hợp đồng chủ yếu là nhằm các mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội (mục tiêu phi lợi nhuận, mang tính công ích, vì sự phát triển chung của toàn xã hội). Trong quá trình đàm phán hợp đồng BOT cần tính đến và dung hòa được lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước.
Vâng, BOT đó là hình thức như vậy, mong các độc giả hãy tìm hiểu thật kỹ rồi hãy đưa ý kiến của mình.
Cái mà RFA đưa ra là cá nhân Hà Văn Nam bị bắt là vì động cơ chính trị có thể hiểu những cái đầu của RFA chỉ toàn đậu phụ thối, bởi vì chả có yếu tố chính trị gì ở đây cả, cái chính trị mà RFA đang nói nó là cái bài, nó là âm mưu để chống phá, để kích động.
Xin giới thiệu với ae RFA, hơn 90 triệu người dân Việt Nam đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật và đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; bất kỳ ai vị phạm vào các khung hình phát đã được quy định thì đều phải sử lý nghiêm.
Hà Văn Nam, thời gian gần đây thường xuyên đăng tải những đợt livestream để nói về các dự án BOT mang tính chất kích động, lôi kéo mọi người cùng thực hiện ý đồ của Nam và có những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây hoang mang trong dư luận.
Theo Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Ấy vậy mà cái được gọi là Tổ chức Ân xá quốc tế đã đặt cho Nam một cái danh xưng thật là mỹ miều “Ông ấy là một tù nhân lương tâm và cần được trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện; anh hùng này nọ”; thật là những con rận thì đều ca tụng nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét